10 tác dụng tuyệt vời của vitamin E

Hình ảnh
Vitamin E có hai dạng: thiên nhiên và tổng hợp. Nếu bạn ăn nhiều cá bể, trứng, sữa và rau xanh, việc đảm bảo đủ nhu cầu vitamin E là không mấy khó khăn. Với những trường hợp đặc biệt như: phụ nữ có thai, người bị bệnh ung thư, tim mạch, những người bị khô da mới cần tăng cường vitamin E. 1. Sửa chữa và tái tạo làn da Vitamin E giúp tăng cường các thành mao mạch ở da và cải thiện độ ẩm và độ đàn hồi, hoạt động như một chất dinh dưỡng chống lão hóa tự nhiên trong cơ thể của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Vitamin E giúp giảm viêm cả bên trong cơ thể và trên da của bạn, giúp duy trì sức khỏe, làn da trẻ trung. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da thường hoặc da nhờn và dễ bị mụn, hãy cẩn thận khi sử dụng vitamin vì nó có khả năng dưỡng ẩm cao nên có thể gây ra mụn. 2. Tốt cho chị em phụ nữ Với phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, một số nghiên cứu cho thấy rằng vitamin E có tác dụng làm giảm triệu chứng bốc hỏa và một số phiền toái khác như: rối loạn kinh nguyệt. Còn với các bé gái

Những loại thực phẩm kỵ nhau tuyệt đối không nên ăn chung

Có những loại thực phẩm kỵ nhau nếu nấu chung không những làm mất giá trị dinh dưỡng của chúng mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Để có một bữa ăn lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng cho gia đình, các chị em nên chú ý những cặp thực phẩm sau đây nhé!

1. Thịt heo và đậu nành

thuc-pham-ky-nhau

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo đậu nành và thịt heo không nên kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu nành là thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60–80% là phốt pho nên khi kết hợp chế biến đậu nành với thịt heo, hàm lượng phốt pho trong đậu có khả năng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt, đặc biệt là khi dùng thịt nạc. Với trẻ ăn dặm chỉ hay ăn thịt nạc, nếu mẹ nấu thịt lợn cùng đậu nành cho con thì sẽ không đem lại giá trị dinh dưỡng nào cho con cả.

2. Óc heo và trứng gà


thuc-pham-ky-nhau-1

Nhiều mẹ có thói quen mua óc lợn về rồi đập trứng gà vào rán lên hoặc hấp cho bé ăn. Món ăn này rất thơm ngậy nên bé nào cũng mê. Tuy nhiên chúng lại không tốt cho trẻ, dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng Cholesterol trong máu của trẻ.

3. Cam dầm sữa

thuc-pham-ky-nhau-2

Cam dầm sữa là món được nhiều mẹ làm cho con ăn, tuy nhiên điều này hết sức sai lầm. Nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả axit AHA cao, axit AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein. Hơn nữa, kết hợp như vậy sẽ gây ra ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa trong cơ thể bé.

4. Nước ngọt có ga và cơm

thuc-pham-ky-nhau-3

Vừa ăn cơm vừa uống nước có ga là hoàn toàn sai lầm. Uống nước ngọt khi ăn cơm sẽ  làm loãng dịch vị, gây cản trở hoạt động co bóp thức ăn của trẻ. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày.

5. Cải bó xôi và tôm

Cải bó xôi là chứa rất nhiều axit phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể mà còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu đã mua tôm, cua hay các loại hải sản thì mâm cơm nên tránh đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi.

6. Sữa và chocolate


thuc-pham-ky-nhau-4

Sữa chứa nhiều protein và canxi, còn chocolate chứa axit oxalic. Hai thứ này trộn với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước – chất có thể gây tiêu chảy, khô tóc và các triệu chứng khác ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

7. Mật ong kỵ nước đun sôi

thuc-pham-ky-nhau-5

Mật ong có thể uống chung với nước ấm để tăng đề kháng cho cơ thể rất tốt. Nhưng nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt. Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, vùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Vì vậy, nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.

8. Cà chua kỵ khoai lang/ khoai tây

thuc-pham-ky-nhau-6

Hai loại thực phẩm kỵ nhau này không được xào nấu chung. Cà chua xào nấu cùng khoai lang hoặc khoai tây rất nguy hại cho sức khỏe. Lý do là ca chua chứa nhiều chất toan, cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

9. Cải bó xôi và đậu phụ

thuc-pham-ky-nhau-7

Đậu phụ chứa nhiều hai chất là magie clorua và canxi sunphat, trong khi đó cải bó xôi chứa axit oxalic. Khi kết hợp, nó sẽ tạo ra magie oxalate và canxi oxalate, hai chất kết tủa không tiêu này có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi cũng như gây ra sỏi thận.

10. Nhân sâm và hải sản

Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh…) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

10 cách đơn giản kiểm tra chất lượng thực phẩm còn tốt hay không

7 nguồn thực phẩm bổ sung canxi tuyệt vời chắc bạn chưa biết

8 loại thực phẩm giúp giải độc gan tự nhiên hiệu quả nhất